Nhiều gia đình sẵn sàng chi 1 số tiền lớn để mua một chiếc máy lạnh đắt tiền nhưng lại rất tiết kiệm tiền để lắp đặt hay những nhà không khá giả lắm nên chi phí cho lắp đặt cũng không còn dư bao nhiều. Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu có hoàn cảnh tương tự như trên, các chuyên gia của trung tâm vệ sinh máy lạnh quận 9 sẽ bật mí phương pháp lắp đặt máy lạnh đúng kĩ thuật mà vẫn tiết kiệm chi phí cho gia đình bạn.
- Cách xử lý máy lạnh bị chảy nước
- Những điều bạn nên biết về gas máy lạnh
- Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh Toshiba đúng kĩ thuật
Xem thêm: Những điều bạn nên biết về gas máy lạnh
1) Những phương thức lắp đặt máy lạnh giá rẻ
a) Cửa hàng mua sản phẩm
Thông thường, khi mua hàng, các cửa hàng này sẽ hỗ trợ khách hàng lắp đặt sản phẩm tại nhà. Vì vậy, trước khi quyết định mua, bạn sẽ hỏi kỹ cửa hàng đó xem có dịch vụ này hay không, nếu không miễn phí thì hãy xem xét giá cả lắp đặt cho kỹ nhé.
Khi nhân viên đến nhà lắp đặt máy lạnh, bạn cần chú ý kiểm tra sau khi hoàn thiện cũng như tranh thủ hỏi hết những chức năng trong máy để có thể tận dụng hết chúng một cách triệt để.
b) Nhờ người quen
Nếu trong gia đình hoặc những mối quan hệ bạn bè, bạn biết ai chuyên làm về lắp đặt và sửa chữa máy lạnh. Bạn có thể nhờ họ lắp đặt giúp. Chắc chắn sẽ an toàn và linh hoạt hơn khi bạn nhờ người quen của mình.
Không những vậy, họ còn sẽ đưa ra khá nhiều lời khuyên bổ ích để sử dụng máy lạnh một cách hiệu quả cũng như tiết kiệm điện nhất.
c) Tự lắp đặt
Cách tiết kiệm chi phí nhất khi lắp đặt máy lạnh chính là tự lắp đặt. Bạn chỉ cần có kiến thức nhất định về thiết bị điện và quyển sách hướng dẫn lắp đặt (có thể tìm thấy trên mạng) là bạn có thể lắp ngay được chiếc máy lạnh.
Với cách thức này, bạn có thể tự chủ về thời gian, không phải phụ thuộc vào bất cứ nhân viên nào mà còn hiểu thêm về chiếc máy lạnh nữa. Trong quá trình sử dụng nếu chúng có vấn đề hay hư hỏng, bạn cũng dễ dàng “bắt bệnh” cho nó hơn.
2) Quy trình lắp đặt máy lạnh đúng kĩ thuật
a) Lắp đặt đường nước xả
Đường nước xả ở tất cả các dàn lạnh âm trần sẽ thoát tập trung theo các trục kỹ thuật lạnh hệ thống thoát bên ngoài, ống xả ghép trục đứng phải có đoạn thông hơi trên cùng sao cho cao hơn cao độ lắp đặt dàn lạnh bên trong ít nhất 600mm.
Đường ống xả sử dụng ống nhựa PVC theo kích cỡ như trong bản vẽ thiết kế. Những đoạn ống chạy trên không gian trần phải có độ dốc tối thiểu 1/100 và phải được bảo ôn (cách nhiệt) đầy đủ , treo đỡ sao cho tránh hiện tượng võng ống.
b) Lắp đặt đường ống đồng
– Quy cách đường ống:
Lựa chọn theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn của thiết bị mà nhà thầu lựa chọn đưa vào sử dụng cho công trình.
Đường ống đồng chạy trên trần phải được treo đỡ vào trần bêtông bằng cùm treo ống và ti treo ren suốt M6, tránh rải đường ống tiếp xúc trực tiếp vào trần giả. Các đường ống đồng chạy trên sân mái đặt dàn nóng phải được lắp đặt trong máng tole tráng kẽm có nắp đậy và phải được phủ một lớp sơn tĩnh điện bảo vệ. Các chân đỡ máng tole được làm từ thép góc V25 và khoảng cách các chân đỡ tối đa là 1m.
Ống đồng phải được cách nhiệt cả đường đi và đường về riêng biệt, sau đó tất cả được quấn lại bằng nylon cách ẩm. Giữa ống chính và ống nhánh (ngã rẽ) được hàn với nhau bằng Refnet joint. Trong lúc hàn sẽ cho một luồng khí nitơ đi trong ống nhằm tránh oxy hoá mối hàn.
Sau khi hoàn tất phần lắp đặt đường ống, các mối hàn sẽ được thử xì bằng phương pháp tạo áp lực khí nitơ trong đường ống theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
c) Lắp đặt thiết bị
– Lắp đặt dàn lạnh:
Xác định vị trí và cao độ treo máy, lắp bảng treo dàn lạnh vào bề mặt tường bằng các tacke nhựa, sau đó cố định dàn lạnh vào bảng treo. Dàn lạnh cũng phải được cân chỉnh ở vị trí nằm ngang.
Xác định các kích thước tâm lỗ treo máy, sử dụng khoan bêtông để khoan 04 lỗ, đóng tắckê sắt vào, sau đó lắp 04 ti treo ren suốt Þ8, dùng đai ốc M8 để khoá ti treo. Dàn lạnh được đưa vào cố định bằng 04 đai ốc đỡ máy M8 và 04 đai ốc khoá M8.
Khoảng hở giữa mặt dưới của dàn lạnh và mặt dưới của trần giả là 10mm, dàn lạnh phải nằm ở vị trí ngang để thoát nước ngưng tụ được dễ dàng nhằm tránh hiện tượng nước ngưng tụ chảy ngược vào thiết bị. Sau khi nối ống đồng, dây khiển, nước xả vào thiết bị mới lắp mặt nạ vào và điều chỉnh sao cho mặt nạ nằm ở vị trí cân đối nhất.
– Lắp đặt dàn nóng:
Tất cả dàn nóng được đặt trên bệ bêtông (hoặc khung thép) với khoảng cách đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
d) Hệ thống điện
Bảng điện phải được chế tạo từ thép mềm tấm cuốn tối thiểu dày 01mm, sơn tĩnh điện, mặt trước làm bóng có các góc gờ cụp lại và hoàn chỉnh hợp thành các cấu kiện để đỡ gá. Lối đi dây phía sau phải bằng kiểu bảng có lẩy cuốn được chia ra làm hai phần cho từng khoang. Cửa ngoài phải được bắt chặt bằng vít mạ crom.
Mỗi khu vực đặt dàn nóng sẽ lắp một bảng điện chính riêng cho toàn bộ thiết bị lạnh ở khu vực đó để tiện việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng sau này. Mỗi dàn nóng sẽ có một aptomat bảo vệ, tất cả các dàn lạnh trong cùng một hệ thống (cùng dàn nóng) chỉ sử dụng một aptomat bảo vệ.
Các bảng điện phải thông thoáng nhiệt tốt nhưng vẫn đảm bảo ngăn được bụi bẩn, ngăn chặn các thiệt hại gây ra bởi hồ quang điện trong phạm vi tủ điện. Các bảng điện phải cứng chắc không bị biến dạng dưới tác động của tải trọng và dòng áp tối đa, thời gian sử dụng dài lâu. Tủ phải được thiết kế thuận lợi cho công tác duy tu bảo dưỡng sau này. Việc gắn các linh kiện trên tủ điện phải đảm bảo tính thẩm mỹ, gọn gàng, đối xứng và tiện lợi cho công tác vận hành.
Các đường dây chạy trong bảng điện phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định để dễ lần ra các điểm lộ và các đầu nối, phải có hình thức đánh dấu, màu dây,… Đường dây phải được cố định chắc chắn ở các vị trí cần thiết, được che chắn không để lộ dây ở những nơi không được phép. Chất lượng dây dẫn phải đạt chất lượng cao tuân theo TCVN hiện hành như các hiệu Cadivi, Taya hay tương đương. Đầu dây đấu vào thiết bị, tủ điện phải được bấm đầu cốt.
3) Kiểm tra và chạy thử
Đo cách điện các tuyến cáp động lực và điều khiển. Độ cách điện của các tuyến cáp phải đạt tối thiểu 5 mêga Ohm.
Đo thông mạch các tuyến cáp động lực và điều khiển và đấu nối vào các thiết bị (MCB, dàn nóng, dành lạnh, bộ điều khiển…), các vị trí đấu nối đều sử dụng đầu cốt, các đầu cốt cáp động lực phải được bọc theo màu thứ tự pha.
Đấu nối cáp nguồn động lực vào tủ điện và kiểm tra thứ tự pha của nguồn điện. Cấp nguồn cho bộ điều khiển trung tâm, thiết lập địa chỉ cho từng remote có dây, thực hiện điều khiển trung tâm toàn bộ hệ thống.